Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Bộ sưu tập về cây chè ơ Lâm Đồng

Bộ sưu tập một số cây chè ở Lâm Đồng .tập hợp tất cả các bài viết về . lịch sự  .kỹ thuật . .thu hoạch và chế bến chè  .BỘ SƯU TẬP CÂY CHÈ Ơ LÂM ĐỒNG

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Đà Lạt: Triển lãm tranh 3D vẽ bằng ngón tay

Đà Lạt: Triển lãm tranh 3D vẽ bằng ngón tay Thứ tư, 08/01/2014, 16:05 (GMT+7)
(SGGPO).- Chiều 8-1, tại trung tâm thông tin triển lãm Hòa Bình (thành phố Đà Lạt), họa sĩ Võ Trịnh Biện đã khai mạc triển lãm mỹ thuật chủ đề “Vũ điệu mùa xuân”.
Triển lãm giới thiệu 59 tác phẩm chọn lọc từ hơn 100 bức tranh sơn dầu mà họa sĩ Võ Trịnh Biện sáng tác trong năm 2013. Đây là những tác phẩm mà họa sĩ vẽ bằng ngón tay với phong cách trừu tượng, bán trừu tượng, do họa sĩ mới khám phá, nghiên cứu và thử nghiệm, được đặt tên là 3D players (những lớp màu 3 chiều).
Dịp này, Võ Trịnh Biện cũng ra mắt 2 cuốn sách tranh “Trúc xuân” và “Vũ điệu mùa xuân” kích thước 90cm x 110cm.
Võ Trịnh Biện giới thiệu cuốn sách “Trúc xuân”.
Võ Trịnh Biện là họa sĩ khá nổi tiếng với phương pháp vẽ tranh bằng ngón tay hết sức độc đáo (dùng ngón tay vẽ thay cọ). Năm 2010, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Võ Trịnh Biện đã dùng ngón tay viết thư pháp bộ sách “Bình Ngô đại cáo” kỷ lục nặng 200kg. 
Một số tranh của họa sĩ Võ Trịnh Biện tại triển lãm:







Câu chuyện bóng đá Việt Nam: Vấn nạn trọng tài

Câu chuyện bóng đá Việt Nam: Vấn nạn trọng tài14:11 6/1/2014
 
Từ chuyện BTC giải bóng đá quốc tế 2014 – Cúp Nutifood mời những trọng tài giỏi của VN và khu vực đến điều khiển với mong muốn cần loại bỏ những hành động xấu chơi, thô bạo, không tôn trọng đồng nghiệp, khán giả… lại nhớ tới vấn đề trọng tài của bóng đá VN nhiều năm qua luôn là điểm nóng.


Bóng đá nội thường bị than vãn là chất lượng trọng tài yếu, nhưng suy cho cùng vấn đề chưa hẳn nằm chỗ đó mà là việc quản lý trọng tài ra sao và môi trường cho trọng tài hoạt động mới quan trọng.

Thực chất thì trọng tài vẫn có những người non tay nhưng số đó không nhiều mà hầu hết là những trọng tài chuyên môn khá, có khả năng làm được việc nhưng vẫn cứ bị đội bóng phản ứng gay gắt. Còn bản thân một số trọng tài lại chịu sức ép từ nhiều phía, hoặc cũng có vài người tự làm cho tiếng còi méo mó.

 Trọng tài Võ Minh Trí sẽ góp mặt tại giải bóng đá quốc tế 2014 – Cúp Nutifood. Ảnh: Internet.
HÃY TẬP XÀ ĐƠN - DÙ BẠN LÀ PHỤ NỮ !
Khác với quan niệm của đa số chị em :"Xà đơn là môn thể thao dành cho nam giới", tập xà mang lại nhiều lợi ích đối với phụ nữ không thua kém gì những môn thể thao dành cho phái đẹp như thể dục thẩm mỹ, bơi lội, chạy dài, cầu lông...thể hiện ở những mặt sau:
+ Đối với trẻ em gái và các thiếu nữ đến tuổi trưởng thành, tập xà giúp tăng chiều cao nhanh chóng và có được dáng người cân đối, khỏe mạnh. Các bạn gái tập xà thường xuyên và đúng cách sẽ có dáng "chuẩn" như đi tập aerobic ở các trung tâm thể dục thẩm mỹ - dù họ chỉ tập ở nhà.
Thông thường, các em gái sẽ ngừng cao ở độ tuổi trung bình là 17-18 tuổi, "tuổi lớn" của các em ngắn hơn rất nhiều so với các bạn trai (dừng cao ở tuổi 24-25). Điều đáng buồn là quan niệm xã hội của chúng ta còn nhiều sai lầm, xem việc các em gái tập xà đơn là "kỳ cục, khác thường". Nhiều bậc cha mẹ cũng quan niệm như vậy nên không hề khuyến khích con gái mình tập xà đơn từ khi còn nhỏ. Họ đâu biết rằng hai môn thể thao tốt nhất cho chiều cao là xà đơn và bơi lội, vì tác dụng kéo giãn cơ thể để "giải phóng" cho sụn phát triển. Do vậy, rất nhiều em gái khi đến tuổi 16-17 tuổi - cái tuổi đã ý thức được bản thân mình - thấy thấp bé hơn chúng bạn quá nhiều mới tá hỏa lên tìm biện pháp khắc phục (tìm mua xà đơn, đi bơi liên tục, uống rất nhiều sữa...) thì đã quá muộn. Ở tuổi dừng cao, mọi nỗ lực cải thiện chiều cao của các em đều trở nên vô hiệu. Chiều cao thấp bé không những làm các em hạn chế về ngoại hình mà còn khiến các em trở nên tự ti, cản trở các em rất nhiều trong công việc, tình cảm, thể thao, hoạt động thường nhật... Do vậy, mỗi bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chiều cao của con gái mình từ khi còn nhỏ, khuyến khích các cháu tập xà đơn và đi bơi thường xuyên. Tập xà đơn đúng cách không hề làm to tay và to vai của các em gái - chỉ giúp các em có chiều cao phát triển và đôi tay săn chắc hơn mà thôi.
+ Đối với nữ nhân viên văn phòng và phụ nữ sau khi sinh, tập xà giúp đánh tan mỡ vùng bụng và vùng hông, làm eo thon một cách nhanh chóng, giúp họ có được sự tự tin vào ngoại hình của mình. Đặc biệt, làm mất hẳn chứng đau lưng, mỏi vai, ngăn chặn tình trạng thoái hóa cột sống thường gặp ở phụ nữ.

Tận tình đưa sách về với nông thôn

 

QĐND - Làm thế nào để mỗi người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn được tiếp cận và được đọc sách thường xuyên để nâng cao dân trí? Câu hỏi đó cứ thường trực trong chàng thanh niên trí thức nghèo và sự trăn trở ấy đã thúc giục anh đi đến nhiều miền quê khắp cả nước để tìm hiểu cách đưa sách đến với người dân...


Từ ý tưởng “Tủ sách dòng họ”…
Ngay từ khi là sinh viên Trường Đại học Vinh, Nguyễn Quang Thạch, ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã trăn trở: “Dân mình nghèo, một phần do dân trí thấp, chỉ có tri thức mới có thể giải quyết gốc rễ các vấn đề và góp phần nâng cao trình độ dân trí”, nhất là với nông dân - đối tượng còn nhiều thiệt thòi. Nguyễn Quang Thạch nghĩ suy về sách khi nhiều nông dân chủ yếu vẫn còn lo cái ăn, cái mặc và chiếc cày, chiếc đòn gánh đã tồn tại hàng trăm năm.
Khát vọng đưa sách về nông thôn đã thôi thúc anh hành động không ngừng nghỉ trong một thời gian dài. Anh đã nghiên cứu kết cấu cộng đồng theo hệ thống chính quyền, cũng như các đặc tính văn hóa vùng miền để thiết kế ra những mô hình thư viện phù hợp. Dòng họ là nơi dễ huy động tài lực và nhân lực để làm đòn bẩy cho tiến trình đưa sách về nông thôn đạt yếu tố bền vững và tự nhân rộng. Hàng trăm dòng họ đã có quỹ khuyến học. Hầu hết các dòng họ đều có các sĩ quan quân đội, công an, công chức, doanh nhân và trí thức đang sinh sống ở các thành phố và trong số họ đều lo cho dòng tộc mình ở thôn quê bằng những hành động cụ thể như góp tiền xây mộ, xây nhà thờ, biên soạn gia phả... Theo Thạch: “Các công chức hằng năm chỉ đóng góp khoảng vài triệu đồng thì có thể mua được hàng trăm đầu sách để hàng nghìn người ở thôn quê có sách đọc. Vài triệu đồng có thể chỉ là một khoản nhỏ của các gia đình khá giả, nhưng cái bền vững và truyền thống hiếu học của dòng họ sẽ được nhân lên khi có tủ sách”.

VAN HOA ĐÀ LẠT

Văn hóa Đà Lạt
Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại.
Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
Đà Lạt là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú mà các giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, văn học - nghệ thuật luôn đeo đuổi tìm hiểu và sáng tác.

Quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt cũng là quá trình hình thành truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Lạt.
Với hoàn cảnh khốn khó và điều kiện khắc nghiệt, muốn tồn tại, đoàn người làm phu "tứ cố vô thân" từ bốn phương qui tụ về đây phải thương yêu đùm bọc nhau, gắn bó sống chết không rời để tạo nên sức mạnh đoàn kết đấu tranh. Chẳng những đấu tranh với thiên nhiên mà phải đấu tranh với quân thù một cách quyết liệt, chống lại sự áp bức bóc lột để giành quyền sống vốn có của con người .

PHÁT TRỢ CẤP TẠI ĐIỂM VĂN HÓA BƯU ĐIỆN CÁC XÃ